CHĂM SÓC SẦU RIÊNG 
Ở GIAI ĐOẠN RA HOA NHƯ THẾ NÀO?

Hình ảnh hoa sầu riêng

Cây sầu riêng đòi hỏi phải có thời gian khô hạn (nhiệt độ cao, ẩm độ thấp) để phân hóa mầm hoa. Yêu cầu thời gian khô hạn kéo dài ít nhất là 10-14 ngày cây sầu riêng mới có thể phân hóa mầm hoa. Nếu thời gian khô hạn quá ngắn cây sầu riêng sẽ ra hoa ít hoặc ra hoa rải rác, không đồng loạt dẫn đến khó chăm sóc quả sau này.

Do vậy trong giai đoạn này, bà con cần chú ý:

1.      ĐIỀU TIẾT NƯỚC TẠO KHÔ HẠN

Bà con cần dọn sạch cỏ rác trong vườn và ngoài tán cây nhằm tạo độ thông thoáng tốt, đất nhanh khô để cây cảm ứng ra hoa. Thường thì vào tháng 12 đến tháng 1 hằng năm là thời kỳ cây sầu riêng ra mầm hoa (ra mắt cua).

Khi đất khô bà con cần chú ý tưới để giữ độ ẩm cho đất (lượng nước tưới bằng 1/3 lúc bình thường). Ngoài ra, bà con chú ý tưới cây trước khi trời mưa để tránh trời mưa to, bất ngờ làm cây sốc nước sẽ làm rụng hoa.

Đồng thời với việc tạo khô hạn, để kích thích ra nhiều hoa, đồng loạt thì bà con nông dân nên sử dụng NPK 10:60:10, Lân 86 phun xịt kết hợp với tưới gốc. Xịt 2 lần cách nhau 7 ngày, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Hình ảnh hủ phân bón 10-60-10

Hình ảnh gói lân 86


2.      TƯỚI NƯỚC NUÔI HOA

-Thời đim tưới: Khi mầm hoa ra sáng đều (dài 3-4cm) các vị trí để trái, thì tưới nước trở lại. Không nên tưới sớm (khi khi mầm hoa vừa nhú mắt cua, nhú chân chim) sẽ làm các bông ở đầu cành phát triển mạnh (dễ bị gãy cành), còn các mầm hoa ở vùng mang trái rơi vào trạng thái ngủ (đui bông) nên sẽ mất sản lượng.

- Cách tưới: Tưới xòa đều nước chầm chậm từ bên ngoài tán vào bên trong cho đến khi nước vừa chảy tràn trên mặt đất. Ưu tiên tưới bên dưới tán cây vì nơi đó tập trung rất nhiều rễ tơ hút nước. Nếu xuất hiện trời mưa trái mùa thì rễ này không thể hút thêm nước nên không xảy ra tình trạng sốc nước gây rụng hoa, quả non.

Tùy theo loại đất, lần tưới tiếp theo khi thấy lớp đất mặt bắt đầu khô, khoảng 3-5 ngày sau khi tưới không tưới quá nhiều gây sốc nước. Vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở, giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới, chu kỳ tưới không thay đổi, giúp hạt phấn khỏe, đậu trái tốt.

3.      TỈA HOA


Hình ảnh tỉa hoa sầu riêng

Hình ảnh tỉa bớt các hoa

Tỉa hoa rất quan trọng nhằm bỏ bớt hoa mọc ở các vị trí không cần thiết, qua đó cây sẽ tập trung dinh dưỡng nuôi các hoa còn lại:

- Tùy vào tuổi cây, vị trí để chùm hoa đầu tiên cách thân chính từ 0,5-1,8m. Cây càng lớn, cành ở dưới thấp thì vị trí để hoa đầu tiên càng xa thân. Nếu để gần thân thì quả ở vị trí này phát triển kém.

- Giữ lại những chùm hoa ở vị trí cành to, khỏe, không để hoa ở đầu cành, chọn các chùm hoa khỏe hướng xuống dưới. Tùy tuổi cây, sức khỏe của cành có thể từ 4-10 chùm hoa/cành. Khoảng cách giữa các chùm hoa cách nhau 20-25cm.

- Tỉa bớt hoa trong một chùm hoa, thời điểm tỉa khi hoa dài khoảng 8-10cm, khoảng 10 hoa/chùm. Ưu tiên giữ lại những nụ hoa ra cùng đợt và những hoa tròn, mập, cuống hoa khỏe, hoa không bị sâu bệnh.

Lưu ý: bà con nên cắt bỏ các hoa phía ngoài để thuận tiện cho việc trợ lực kéo cành lên ở giai đoạn ra trái, những trái ngoài đầu cành thường sẽ hấp thu chất dinh dưỡng nhiều hơn nên sẽ to hơn làm cành dễ bị gãy.

4.      DINH DƯỠNG CHO CÂY

Giai đoạn này cây rất cần các nguyên tố trung, vi lượng để hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc chắn cho cuống hoa. Giai đoạn này bà con nên sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây, không nên sử dụng phân bón gốc vì rất dễ ra lá non ở các chùm bông, khi đó dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái.

Hình ảnh bổ sung dinh dưỡng cho cây ra hoa

Bà con có thể sử dụng RƯỚC MẮT CUA/MẬP BÔNG đây là sản phẩm hữu cơ chứa lân hữu cơ tạo nhiều chất dinh dưỡng cho cây dễ hấp thụ giúp cây ra hoa đồng loạt, tăng tỉ lệ đậu trái, ngoài ra còn phòng trừ bệnh cho cây nhờ thành phần vi sinh. Bà con pha 25-50ml cho 20-25 lít nước hoặc 500ml cho 200-400 lít nước. Phun đều trên tán lá hoặc tưới dưới gốc 2-3 lần trước khi ra hoa, sử dụng định kỳ 10-15 ngày/lần (tùy vào điều kiện thời tiết và sức cây).

Hình ảnh chai rước mắt cua
Hình ảnh chai siêu đậu bông, trái sầu riêng



5.      PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHO CÂY

Bên cạnh bón phân cân đối tạo bộ lá đạt yêu cầu thì cây sầu riêng ở giai đoạn này, cây sầu riêng cũng có một số loại sâu bệnh như rầy, bọ trĩ, nhiện đỏ,.. cần phòng trừ hiệu quả thì sức ra bông, đổ trái sau này mới đạt yêu cầu. Tuy nhiên, bà con nên hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa học vì dễ gây tình trạng kháng thuốc, các loài gây bệnh sẽ quay lại phá hoại nghiêm trọng hơn, khó phục hồi và kiểm soát được bệnh hại sau này. Các loại bệnh thường gặp ở giai đoạn này:

- Nhiện đỏ:

+ Đây là đối tượng gây hại mạnh cây sầu riêng vào giai đoạn mùa khô và chúng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá, đặc biệt là các lá bánh tẻ. Vết chích lúc đầu chỉ là những đốm nhỏ màu xám trắng, nhiều vết chích liên kết lại tạo ra những khoang, những đốm lớn mất màu ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, bị hại nặng lá có thể bị khô và rụng.

+ Biện pháp phòng trừ:

-Rầy phấn trắng, bọ trĩ:

+ Chúng chích hút nhựa lá, làm lá bị suy dinh dưỡng, héo úa, biến dạng như xoắn lá. Với mật độ rầy nhiều, bà con sẽ thấy một lớp như bụi phấn màu trắng trên lá và quả.

+ Biện pháp phòng trừ:

-Sâu cuốn lá, sâu đục thân:

+ Sâu cuốn lá hại lúa gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong.

+ Biện pháp phòng trừ:

Mong là các kiến thức trên đây sẽ giúp bà con hiểu được các kỹ thuật cơ bản để chăm sóc sầu riêng ở giai đoạn ra hoa, bà con có thể tham khảo để áp dụng cho nhà vườn của mình. Chúc bà con thành công, cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đạt dược vụ mùa bội thu.

 

Bài Viết Liên Quan:

  • Chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoaCHĂM SÓC SẦU RIÊNG Ở GIAI ĐOẠN RA HOA NHƯ THẾ NÀO? Cây sầu riêng đòi hỏi phải có thời gian khô hạn (nhiệt độ cao, ẩm độ thấp) để phân hóa mầm hoa. Yêu cầu thời gian khô hạn kéo dài ít nhất là 10-14 ngày cây sầu riêng mớ… Đọc tiếp
  • 5 VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHI - XỬ LÝ RA HOA SẦU RIÊNG 5 VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHI XỬ LÝ RA HOA SẦU RIÊNG Hiện tại, nhiều bà con đang chuẩn bị bắt đầu cho vụ sầu riêng mùa thuận ở cả khu vực Miền Đông, Tây Nguyên và Miền Tây. Sau các bài viết hướng dẫn bà con về cách làm hoa,… Đọc tiếp
  • TỈA CÀNH TẠO TÁN SẦU RIÊNG TỈA CÀNH TẠO TÁN SẦU RIÊNGTỈA CÀNH TẠO TÁN SẦU RIÊNG  1.   Tác dụng của việc tỉa cành, tạo tán cho sầu riêng: Giúp cây có bộ khung chắc khỏe, lượng dinh dưỡng phân chia hợp lý, đồng thời tạo hình tá… Đọc tiếp
  • CHĂM SÓC SẦU RIÊNG - GIAI ĐOẠN MANG TRÁI CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN MANG TRÁI Cây sầu riêng khá nũng nịu ở giai đoạn mang trái, rất dễ rụng trái nên các khâu bón phân, phun thuốc, tỉa trái, rút đuôi chuột phải được quan tâm rất kỹ. Nhưng trước khi bắt đầu c… Đọc tiếp
  • SÂU VẼ BÙASÂU VẼ BÙATên khoa học: Phyllocnistic citrellaHọ: GracillariidaeBộ: Lepidoptera1. Đặc điểm hình thái sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella:Trưởng thành sâu vẽ bùa là một loại ngài nhỏ, cơ thể dài 2-3 mm, sải cánh rộng 4-5 mm. Toà… Đọc tiếp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lượt Truy Cập

Người Theo Dõi

Sản Phẩm Nổi Bật

PHOENIX PRO

Mục Tiêu

"Nông dược Phoenix luôn luôn nỗ lực để đem đến những sản phẩm hữu cơ chất lượng. Tập trung xây dựng đội ngũ kĩ thuật để kịp thời hỗ trợ từ khâu tư vấn, kĩ thuật tận vườn cho quí bà con. Phấn đấu cùng nông dân hợp tác, cùng nông dân phát triển!"

Video Kỹ Thuật

Bài Viết Yêu Thích

Danh Sách Bài Đăng

Bản Đồ